Home BlogVăn học Phân tích Việt Bắc đoạn 1 hay, chọn lọc – Tố Hữu [BÀI VĂN MẪU]

Phân tích Việt Bắc đoạn 1 hay, chọn lọc – Tố Hữu [BÀI VĂN MẪU]

by Admin




Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, thơ văn của ông mang đậm tính dân tộc. Trong mỗi câu thơ chứa đựng cả lý tưởng cao cả, là lẽ sống lớn và là tình yêu quê hương đất nước da diết. Việt Bắc chính là tác phẩm nổi bật nhất tiêu biểu cho dòng thơ ca cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong bài viết hôm nay báo Song Ngữ sẽ hướng dẫn các bạn phân tích đoạn 1 bài thơ Việt Bắc để hiểu hết được ý nghĩa và giá trị của bài thơ này nhé.

Hướng dẫn phân tích đoạn 1 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Công việc quan trọng đầu tiên chúng ta sẽ cần phải lập dàn ý cho bài phân tích để có thể hệ thống các ý trong bài được rõ ràng và đầy đủ.

Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Tố Hữu
  • Dẫn dắt đoạn 1 sẽ phân tích ở phần thân bài

Thân bài

  • Phân tích 4 câu thơ đầu: Tập trung về khơi gợi những kỷ niệm về núi về rừng Việt Bắc
  • Phân tích 4 câu thơ sau: Tình cảm mặn nồng không muốn chia xa, nỗi nhớ thương của người ở, người đi
  • Nêu lên các phương pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn 1 của bài thơ.

Kết bài

Đánh giá chung lại những giá trị mà đoạn 1 đã làm được.

Việt Bắc đoạn 1 hay

Thực hành phân tích đoạn 1 bài thơ Việt Bắc

Bài làm 1

Nhắc đến nhà thơ Tố Hữu chúng ta nhớ ngay đến một nhà thơ đi đầu trong phong trào dùng nghệ thuật để phục vụ cho cách mạng. Trong đó Việt Bắc chính là bài thơ tiêu biểu nhất cho trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ngay từ đoạn mở đầu Tố Hữu đã chinh phục người nghe bởi giọng thơ dạt dào tình cảm với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế và sâu sắc.

Bốn câu thơ đầu của bài thơ được thể hiện với nỗi nhớ da diết không thể kìm nén, nỗi nhớ đó từ tuôn trào ra một cách tự nhiên như dòng thác chảy.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Mở đầu là một câu hỏi tu từ hàm ý vừa như muốn hỏi vừa như có sự hờn trách rằng tại sao lại ra đi. Chữ “nhớ” xuất hiện tới 4 lần trong đoạn thơ đầu qua đó muốn thể hiện nỗi nhớ quá da diết quá đậm sâu như đá ngấm vào từng thớ da thớ thịt.

Tố Hữu sử dụng từ “Mình” và từ “ta” nghe thật mộc mạc, gần gũi và cũng thật thân quen. “Mình” ở đây là chỉ những chiến sĩ cách mạng còn “ta” là người dân Việt Bắc.  Qua đó để cho chúng ta thấy được tình cảm gắn bó bền chặt như người một nhà của người chiến sĩ và người dân Việt Bắc.

Mười lăm năm cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau đánh giặc, cùng nhau vượt qua giữa sự sống và cái chết, vượt qua biết bao gian khổ vì một mục tiêu duy nhất là giành độc lập dân tộc. Câu thơ đọc lên sao mà da diết đến thế. Tác giả dùng từ láy “thiết tha” và từ “mặn nồng” để nhấn mạnh tình cảm của người chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc.

Tình cảm sâu đậm đó “mình về mình có nhớ không?” Câu hỏi khiến cho bất cứ ai nghe đều cảm thấy nặng trĩu một tâm trạng. Vừa là câu hỏi nhưng cũng như một tâm nguyện dù không còn ở lại nơi đây nhưng xin hãy nhớ tới những kỉ niệm đã từng có ở đây.

Bốn câu thơ sau:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Nếu như 4 câu thơ đầu là lời của người ở lại thì  4 câu thơ sau chính là tình cảm của người ra đi.Tác giả tiếp tục sử dụng những đại từ nhân xưng “ai” và liên tiếp nhiều từ láy để thể hiện tình cảm của người chiến sĩ cách mạng với quân dân Việt Bắc. Tâm trạng lưu luyến, day dứt không muốn rời xa, một nỗi nhớ nhung khôn nguôi dành cho những người ở lại.

“Áo chàm” ở đây chính là người dân Việt Bắc, chiếc áo chàm của những người nông dân cần cù, chịu khó, chân chất mà nặng tình, nặng nghĩa. Đây là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc được Tố Hữu sử dụng vô cùng tinh tế. Trong buổi chia li ấy người ở, người đi không nói nên lời, bịn rịn, tha thiết với dấu “…” như một lời bỏ ngỏ không thể diễn tả bằng bất kỳ lời nói nào về sự quyến luyến cùng nỗi nhớ nhung sâu sắc.

Qua đoạn thơ bằng những hình ảnh và ngôn từ rất bình dị Tố Hữu đã cho chúng ta cảm nhận được tình cảm quân dân gắn bó. Một thứ tình cảm thiêng liêng và quý báu của dân tộc Việt Nam luôn in đậm trong tâm trí của mỗi người con đất Việt.

Việt Bắc

Bài làm 2

Trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Tố Hữu có rất nhiều tác phẩm giá trị và Việt Bắc chính là bài thơ tiêu biểu luôn gắn bó với tên tuổi của ông. Đoạn thơ đầu tiên được Tố Hữu thể hiện vô cùng sâu sắc về tâm trạng và nỗi nhớ da diết của người chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc.

Mình về mình có nhớ ta?

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Trong đoạn đầu tiên của Việt Bắc chính là lời “đối đáp” của kẻ ở, người đi. Nếu như 4 câu thơ đầu là câu hỏi của người ở lại thì 4 câu thơ sau là chính là cầu trả lời của người ra đi.

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ đầy da diết đầy nhớ thương “Mình về mình có nhớ ta”. Mình ở đây là “chiến sĩ cách mạng” còn ta ở đây là “người dân Việt Bắc”. Đoạn thơ đọc lên tràn đầy tình yêu thương với nỗi nhớ khôn nguôi. Những tình cảm “mặn nồng” suốt mười lăm năm gắn bó biết bao ân tình biết bao kỷ niệm ấy người ra đi có còn nhớ không. “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” như muốn nhắc lại những ngày tháng tại Việt Bắc và qua đó còn gửi gắm vào đó hãy luôn nhớ đến truyền thống quý đoàn kết quý báu của dân tộc Việt Nam.

Bốn câu thơ sau là cảnh tiễn biệt đầy tha thiết với nỗi nhớ dây dứt không muốn chia xa. Ở đâu đó vang lên một tiếng gọi thân quen nghe sao tha thiết. Chúng ta có thể cảm nhận được khung cảnh chia ly đầy lưu luyến với tâm trạng “bâng khuâng” không muốn đi. Tố Hữu đã sử dụng những từ láy rất tài tình ở đây để lột tả hết tâm trạng nỗi niềm của người trong cuộc.

Màu áo chàm một hình ảnh đầy giản dị nhưng lại là ký ức khó phai đối với người chiến sĩ cách mạng. Bởi đó chính là màu áo của những người dân Việt Bắc son sắt thủy chung. Câu thơ cuối cùng mang đến cho người đọc một giá trị biểu cảm rất lớn. Bởi có quá nhiều tình cảm và quá nhiều điều muốn nói nên không thể giãi bày không thể nói nên lời.

Với đoạn thơ đầu tiên Tố Hữu đã tái hiện cuộc chia ly đầy lưu luyến của người dân Việt Bắc và người chiến sĩ cách mạng. Qua tám câu thơ chúng ta đã có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, sâu nặng tình quân dân một lòng đầy quý báu của dân tộc Việt Nam.
XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment