Home Blog Cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả [UPDATE 2020]

Cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả [UPDATE 2020]

by Admin




Muốn cải thiện tuyệt kỹ nghe hiểu thì trước tiên ta cần tìm hiểu điều gì đang ngăn cản chúng ta bước tới thành công. Nguyên nhân bạn nghe tiếng Anh câu được câu chăng, nghe những đoạn hội thoại đơn giản hoặc nghe người Việt nói thì hiểu, nhưng nghe nhanh một chút hoặc nghe người bản ngữ nói, nghe các bản tin, xem phim Anh Mỹ,… thì lại không hiểu, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

1. Môi trường:

Một ngày có 24h và đa số là bạn nghe tiếng Việt, có luyện nghe tiếng Anh cũng không là bao lâu. Đương nhiên là tư duy bằng tiếng Việt, không quen với tiếng Anh và khi nghe tiếng Anh, não bộ sẽ mất thời gian để “process” – dịch từng từ nghĩa là gì => bạn fail không nghe được vì tốc độ nói quá nhanh.

Thêm nữa, từ xưa tới nay bạn học tiếng Anh nhiều năm rồi nhưng đa số luyện ngữ pháp, từ vựng chết, không chú trọng nghe nói => fail khi giao tiếp.

2. Từ vựng hạn chế, không đủ để nghe hiểu:

Vốn từ hạn chế thì dù bạn có nghe nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không hiểu được. Khác với trẻ con, người lớn học tiếng Anh cần chủ động học; tích lũy từ vựng khi luyện nghe nói, chứ không chỉ đơn thuần “nghe nhiều là hiểu”. Vì thực tế mình thấy có người ở nước ngoài cả chục năm mà không chủ động học tiếng Anh, vẫn giao tiếp cực kỳ kém.

3. Phát âm:

Phát âm sai và việc không quen với các âm tiếng Anh chuẩn, cách nhấn trọng âm, nối âm, nuốt âm, ngữ điệu dễ khiến cho việc nghe tiếng Anh khó hơn. Nếu nhiều năm liền các bạn nghe cách phát âm tiếng Anh sai, và chính bạn đang phát âm tiếng Anh chưa đúng, thì khả năng cao là bạn nghe tiếng Anh của người Việt sẽ dễ hiểu hơn là nghe tiếng Anh của native English speakers (người bản ngữ).

4. Luyện nghe không đúng cách:

Do chưa tìm được phương pháp luyện nghe hiệu quả. Bạn “struggle” khi bạn nghe tiếng Anh nhiều và chưa có kết quả, có thể là do bạn chưa luyện nghe đủ nhiều và đúng phương pháp. => Bạn từ bỏ => một thời gian lâu không học và lại quay lại học từ đầu.

Xem thêm: Web 5 ngày: Nếu muốn thành công, hãy xem 5 video này

VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGHE TIẾNG ANH TỐT HƠN?

  1. Tự tạo môi trường nghe thật nhiều. Nghe tiếng Anh hàng ngày, chuyển các chương trình bằng tiếng Việt sang nghe các chương trình tiếng Anh như The Voice UK, America’ Got Talent, vv. Nghe tiếng Anh trên TV, trên YouTube, trên các apps, trên tất cả mọi phương tiện.
  2. Tăng từ vựng: học các từ vựng giao tiếp qua video tiếng Anh giao tiếp, nghe podcast. Học từ vựng qua đọc thật nhiều, trau dồi qua việc đọc báo song ngữ như trang của mình https://baosongngu.net/ và cách đọc như nào cho hiệu quả bạn có thể tham khảo tại đây:

Bạn đã thực sự biết cách nâng cao vốn Từ Vựng Tiếng Anh!?

  1. Luyện phát âm chuẩn. Kết hợp học IPA cho chuẩn các nguyên âm phụ âm + nghe thật nhiều và bắt chước.
  2. Luyện nghe đúng cách, tham khảo hướng dẫn sau nếu bạn thấy phù hợp với mình:

NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG

Tức là chỉ nghe tiếng Anh cho não bộ của bạn quen với âm, từ vựng, ngữ điệu,… mà không buộc phải hiểu. Bạn có thể nghe các chương trình tiếng Anh liên tục như BBC, CNN, Discovery Channel, Youtube videos, Talk shows, Movies.

Nghe thụ động như thế nào?

Bạn tranh thủ lúc rảnh như trước khi đi ngủ, vừa mới thức dậy, hay đang tập thể dục, vv; bất cứ lúc nào bạn rảnh, hãy cắm tai nghe vào và nghe bất cứ tài liệu tiếng Anh nào. Và không cần quan tâm nhiều đến nội dung, không cần hiểu hết ý; để đầu óc thư giãn cho ngấm dần những ngữ điệu, cách nói tự nhiên. Khi đã ngấm dần ngữ điệu, phát âm chuẩn thì việc nghe cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bạn nên nghe thụ động khoảng 30 phút/ngày, và thời điểm tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi mới ngủ dậy – thời điểm dễ ngấm tiếng Anh nhất.

NGHE TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG

Tức là bạn lắng nghe, nghe để hiểu, để nhớ, để áp dụng vào tình huống tương tự, để nói, viết, đọc. Nếu muốn trình độ nghe thực sự tiến bộ, bạn cần phải học theo cách này, với mọi trình độ.

Nghe tiếng anh chủ động như thế nào?

Nghe tiếng anh chủ động như thế nào?

Vậy phải nghe chủ động như thế nào cho đúng cách?

Đây là kinh nghiệm cá nhân của mình, các bạn có thể áp dụng các bước sau:

BƯỚC 1:

Tìm 1 phần nghe thuộc chủ đề mình yêu thích; thể thao, âm nhạc, điện ảnh, du lịch, ẩm thực, vv. Nguyên tắc là: tài liệu nghe không quá khó, không quá dễ – hiểu được khoảng 70-80%. Gợi ý: các bạn coi các trang:

1. Esl-lab.com
Tổng hợp các bài nghe và làm trắc nghiệm theo nhiều trình độ

2. Trainyouraccent.com
Vừa luyện nghe vừa luyện phát âm, theo nhiều topic, nhiều ngữ điệu

3. Elllo.org
Thư viện điện tử thực tuyến với hơn 2000 bài nghe nhiều cấp độ

4. Eslfast.com
Luyện nghe và học hỏi về văn hoá qua các mẩu truyện/bài nghe ngắn

5. https://www.englishclub.com/listening/
Trang này cũng rất đa dạng các chủ đề thú vị (English poems, English classics, Interesting facts, Aesop’s Fables, etc) với nhiều level khác nhau nhé các bạn.

6. https://www.ted.com
Hàng trăm các bài thuyết trình hấp dẫn với các ý tưởng tuyệt vời đều ở đây; với phong cách speaking, thuyết trình hấp dẫn của các diễn giả tài năng. Đây là kênh không những tuyệt vời để luyện nghe nói tiếng Anh mà còn là nơi để học hỏi rất nhiều điều bổ ích.

Ngoài ra: các trang nâng cao hơn như CNN, BBC, Discovery Channel; đó là các nguồn nghe cực hay cho các bạn cần tăng tốc luyện nghe ở mức độ nâng cao sau khi đã học tiếng Anh một thời gian dài.

BƯỚC 2 (Dành cho các bạn kiên nhẫn):

Chỉ nghe và cố gắng nắm ý chính, sau tự mình nói lại các ý chính bằng tiếng Anh. Bạn chỉ cần nói được: mục đích, nhân vật, địa điểm, thời gian; sự kiện chính diễn tra trong bài nghe thôi. Bước nói này quan trọng, vì tạo áp lực cho bạn nghe phải nhớ được ý.

BƯỚC 3:

Nghe và chép chính tả. Bạn cho cả bài chạy vừa chép thật nhanh các key words. Hoặc là, bạn nghe từng câu, pause và chép lại cả câu đó.

BƯỚC 4:

Nghe và xem transcript. Sau đó bạn tra nghĩa của từ mới, cách đọc chuẩn (tra từ điển audio nhé); xem cấu trúc mới (search trên google). Lấy bút highlight note lại từ mới và dịch hết nghĩa của bài.

BƯỚC 5:

Nghe và đọc theo 3 – 5 lần. Chú ý bắt chước cách phát âm chuẩn.

BƯỚC 6 (Dành cho các bạn kiên nhẫn):

Đọc lại và thu âm bài đọc của mình. Mang ra so sánh với file gốc xem phát âm sai chỗ nào để sửa. Bạn nào chăm thì làm bước này, không thì bỏ qua, tránh nản.

BƯỚC 7:

Lưu file nghe dưới dạng mp3, cho vào điện thoại hay máy nghe nhạc; nghe lại liên tục nhiều lần trong ít nhất 1 tuần đến khi nào gần thuộc thì thôi. Sau đó thỉnh thoảng mang ra nghe lại. Từ vựng đã note lại, ghi vào 1 cuốn notebook nhỏ, lúc rảnh nhìn qua.

Để cải thiện đáng kể kỹ năng nghe tiếng anh, các bạn cứ làm liên tục việc nghe chủ động trên hàng ngày đều đặn trong 2 – 3 tháng; sau đó nâng dần độ khó của tài liệu nghe. Ngoài ra, có một điều cực kỳ quan trọng bổ trợ cho kỹ năng nghe là việc học đúng phát âm, và trau dồi từ vựng hàng ngày.

Trên là một số kinh nghiệm hữu ích mình rút ra. Nếu bạn quan tâm tới ôn thi Toeic có thể tham khảo thêm bài viết này của mình:

Kinh nghiệm tự học Toeic trong vòng 2 tháng từ 250 lên 600 điểm

Thân ái, chúc học tốt!

You may also like

Leave a Comment