Home BlogVăn học #2 Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh chi tiết nhất

#2 Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh chi tiết nhất

by Admin




Dải đất hình chữ S tuy nhỏ bé nhưng nơi đâu cũng có những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp làm say đắm lòng người. Từ núi non hùng vĩ đến đồng bằng, biển đảo, tất cả đều mang vẻ đẹp thơ mộng hữu tình, đượm hồn dân tộc. Chính vì vậy, thuyết minh về danh lam thắng cảnh là một đề tài nhận được sự quan tâm của tất cả các bạn học sinh, thầy cô và cả phụ huynh. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng Báo Song Ngữ tham khảo một số dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh để có được bài viết đặc sắc nhất nhé.

Dàn ý chung thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Đối với đề tài danh lam thắng cảnh, để chuẩn bị làm bài bạn nên đua ra những luận điểm, ý chính cho từng phần. Dưới đây là mẫu dàn ý cho cho các bài viết về danh lam thắng cảnh, cùng theo dõi.

Mở bài

  • Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh mà bạn sẽ chọn cho bài viết của mình
  • Nêu cảm nghĩ của mình về danh lam thắng cảnh đó

Thân bài

  • Giới thiệu khái quát: vị trí địa lý, diện tích, phương tiện di chuyển, cảnh vật xung quanh
  • Giới thiệu về lịch sự hình thành và phát triển: Nguồn gốc hình thành, thời gian xây dựng, ý nghĩa tên gọi…
  • Giới thiệu về cảnh vật, kiến trúc của danh lam thắng cảnh đó: khi nhìn từ xa, chi tiết..
  • Ý nghĩa về văn hóa, lịch sử của danh lam thắng cảnh đối với địa phương, đất nước…

Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Ví dụ cụ thể dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Dàn ý thuyết minh về chùa Thiên Mụ

Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa thiên mụ

Mở Bài

  • Chùa Thiên Mụ là một trong những danh lam nổi tiếng của xứ Huế
  • Là ngôi chùa cổ kính và lâu đời nhất tại Huế

Thân Bài

Giới thiệu khái quát

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa tọa lạc tại đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây. Ngôi chùa có khung cảnh thơ mộng với dòng sông Hương chảy qua.

Chùa được khởi công vào năm 1061, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng (vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong), tính đến thời điểm hiện tại Chùa Thiên Mụ đang là ngôi chùa cổ nhất tại xứ Huế.

Kiến trúc của chùa

  • Ngôi chùa được bao quanh bằng khuôn tường đá trong ngoài
  • Khuôn viên chùa được chia thành hai khu vực: trước cửa Nghi Môn và phía trong của Nghi Môn.
  • Trước cửa Nghi Môn gồm các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông với 24 bậc tâm cấp, cống tam quan, đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên. Hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu tứ giác và phía trong đình Hương Nguyện là hai lầu hình lục giác.
  • Phía trong cửa Nghi Môn có các điện: Quan Âm, Địa Tạng, Quan Tâm, nhà khách, nhà trai, vườn hòa và vườn thông tĩnh mịch.
  • Chùa Thiên Mụ là một công trình có tính chất bia, tháp (lưu niệm)

Ý nghĩa của chùa Thiên Mụ

  • Chùa Thiên Mụ có kiến trúc đồ sộ, to đẹp và cổ kính nhất của Huế
  • Ngôi chùa là một trong 20 thắng cảnh đẹp của các ngôi chùa Việt Nam
  • Biểu tượng đặc trưng của người dân Huế.

Kết bài

  • Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa đẹp và có lịch sử lâu đời
  • Chúng ta cần phải giữ gìn và trân trọng để ngôi chùa trường tồn với thời gian

Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm

Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm

Mở Bài

  • Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước Việt Nam
  • Một địa danh thiêng liêng mà ai cũng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi nói về Việt Nam

Thân Bài

  • Vị trí địa lý, nguồn gốc và lịch sử của Hồ Gươm
  • Hồ Gươm nằm ở Trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm
  • Hồ Gươm có nhiều tên gọi khác nhau như Hồ Lục Thủy, Hồ Tả Vọn
  • Trước đây, vào thế kỷ XV hồ có tên gọi là Hồ Lục Thủy, sau đổi thành Hồ Hoàn Kiếm (gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho thần Kim Quy), sau này người ta gọi tắt là Hồ Gươm.

Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

  • Trong lòng hồ có 2 đảo nổi: đảo Rùa và Đảo Ngọc
  • Hồ có nhiều loại cá khác nhau, đặc biệt là có rùa quý sống trong hồ
  • Bốn mùa nước hồ đều xanh (nên mới có tên gọi là Hồ Lục Thủy)

Các kiến trúc, quần thể di tích gắn liền với Hồ Gươm

  • Quần thể Hồ Gươm có nhiều di tích và kiến trúc đặc biệt, tạo nên nét đẹp đặc trưng nhất cho biểu tượng của thành phố Thủ Đô.
  • Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa, gần chính giữa hồ với kiến trúc xưa cổ, mang nét đẹp cổ kính rêu phong.
  • Đền Ngọc Sơn: được xây trên đảo Ngọc gồm 2 ngôi đình nối liền nhau,  phía Nam là đình Trấn Ba và phía Bắc là đình thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương.
  • Cầu Thê Húc: có ý nghĩa là ánh sáng đẹp của mặt trời, cây cầu nối vào đền Ngọc Sơn. Đặc trưng của cầu là làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ với hình dáng cong cong như hình con tôm.
  • Tháp Bút được xây bằng đá, thân tháp được khắc 3 chưa “Tả Thanh Thiên” và đỉnh tháp là hình ngọn bút lông

Kết bài

  • Hồ Gươm là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, thể hiện nhiều nét đẹp truyền thống như: yêu nước (thông qua truyền thuyết Trả Gươm), hiếu học (thông qua hình ảnh Tháp Bút – Đài Nghiên)
  • Nơi diễn tra các chương trình văn hóa, hội hè quan trọng của cả nước
  • Là danh lam thắng cảnh đẹp và là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Chúng ta cần gìn giữ và phát triển nó một cách trọn vẹn nhất.

Hy vọng với những thông tin dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh mà Báo Song Ngữ chia sẻ, bạn sẽ có một bài văn hay và hoàn chỉnh.

XEM THÊM:

You may also like

2 comments

Bao 18/11/2020 - 16:10

Bài viết rất tuyệt vời. Vừa có thể ôn lại cách làm văn vừa có thể áp dụng vào ietls. Nếu được hơn nữa, tác giả có thể vừa viết văn song ngữ thì quá tốt. 😀

Reply
Khánh Linh 18/11/2020 - 19:21

Cảm ơn ý kiến của bạn. báo Song Ngữ sẽ xem và cải thiện website ngày càng hấp dẫn hơn ^^

Reply

Leave a Comment