Home BlogVăn học Phân tích đoạn 1 Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm [BÀI MẪU HAY]

Phân tích đoạn 1 Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm [BÀI MẪU HAY]

by Admin




Đất Nước là một tác phẩm thành công của Nguyễn Khoa Điềm – cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ tại Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ thể hiện những tư tưởng, quan niệm về Đất Nước thật mới mẻ và tiến bộ. Để hiểu hơn về những gì tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ, mời các bạn học sinh hãy cùng Báo Song Ngữ phân tích đoạn 1 Đất Nước trong bài viết dưới đây nhé.

Hướng dẫn phân tích đoạn 1 Đất Nước

Trước khi đến với một số bài văn mẫu được tuyển chọn, Báo Song Ngữ xin chia sẻ đến bạn cách lập dàn ý để bài văn được trọn vẹn và đủ ý nhất.

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, bài thơ Đất Nước và đoạn 1 của bài thơ.

Thân bài

Nguồn gốc của Đất Nước

Quá trình hình thành Đất Nước

=> Đất Nước đất hình thành gắn liền với truyền thống văn hóa, lối sống và những phong tục tập quán của người Việt. Đất Nước là kết tinh của linh hồn dân tộc, và tôn kính, linh thiêng lại rất đỗi gần gũi, thân thuộc.

Kết bài

Khái quát nội dung đoạn thơ, nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Khoa Điềm và cảm nhận của bạn về đoạn thơ.

Phân tích đoạn 1 Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Thực hành phân tích đoạn 1 Đất Nước

Bài 1:

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ tại Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học nước nhà, trong đó phải kể đến bài thơ “Đất Nước” trích phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm nói lên nhiều sự hiện hữu của Đất Nước ở chiều sâu không gian cũng như chiều rộng của thời gian. Đặc biệt ở đoạn đầu bài thơ Đất Nước, tác giả đã cho độc giả thấy được sự thiêng liêng nhưng rất đỗi bình dị của Đất Nước, thể hiện quan điểm nguồn cội một cách đặc sắc.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể.”

Câu thơ mở đầu chính là lời khẳng định Đất Nước đã có từ rất lâu, tồn tại như một điều hiển nhiên với chiều sâu cội nguồn và sự hình thành phát triển suốt bốn ngàn năm văn hiến. Đất Nước hiện lên vô cùng thân quen và gần gũi trong những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, gợi nhớ lại những kỷ niệm của mỗi người. Bởi trong những câu chuyện mẹ kẻ là những bài học đạo lý dạy ta cách làm người, biết phân biệt thiện ác, sống phải biết ơn, thủy chung son sắc… Tác giả sử dụng những ngôn từ tự nhiên, giản dị, không tráng lệ hoa mỹ nhưng vấn gây ấn tượng với người đọc.

Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước gắn liền với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của dân tộc:

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

“Miếng trầu bà ăn” chính là miếng trầu tình nghĩa về tình cảm vợ chồng, tình cảm anh em gắn bó trong câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau”. Cũng từ đó, “miếng trầu” tượng trưng cho sự thủy chung son sắc, hình ảnh không thể thiếu trong những lễ cưới truyền thống của Việt Nam.

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Những năm tháng TCN, từ thời Bà Trưng – Bà Triệu Đất Nước ta đã mạnh mẽ đứng lên khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Hay hình ảnh Thánh Gióng nhổ lũy tre để đánh giặc. Cây tre cũng chính là biểu tượng của người nông dân Việt Nam, hiền lành chăm chỉ nhưng cũng rất kiên cường bất khuất.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam, mộc mạc, giản dị lại nữ tính thuần hậu rất riêng với mái tóc được búi ra sau đầu. Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được tác giả đặt một cách khéo léo để thể hiện ân tình của con người, sự chung thủy của người vợ người chồng.

“Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Câu thơ gợi nhắc cho người độc về phong tục làm nhà cổ của người Việt Nam ngày xưa. Những chiếc kèo cột giằng giữa nhau để giúp cho ngôi nhà thêm bền chặt, vững chãi. Ngôi nhà là tổ ấm của mọi gia đình, nơi để các thành viên được đoàn tụ bên nhau.

Và cả truyền thống lao động siêng năng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó của dân tộc. Câu thành ngữ “một nắng hai sương” gợi lên sự cần cù của cha ông ta trong những ngày tháng  khó khăn. Hạt gạo làm ra là biết bao mồ hôi công sức dầm mưa dãi nắng, xay giã giần sàng mới có được thành quả.

Và sau tất cả, Nguyễn Khoa Điềm đã chốt lại “Đất Nước có từ ngày đó…”, ta không biết và tác giả cũng không biết Đất Nước có từ khi nào. Chỉ biết rằng đó là ngày mẹ kể những câu chuyện cổ tích, khi dân ta biết trồng tre đánh giặc, khi con người biết tạo ra lương thực, khi có các phong tục búi tóc ăn trầu, khi con người biết yêu thương nhau, chung thủy sắt son cùng nhau….

Đất Nước đối với tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những điều giản dị, mộc mạc và gần gũi. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo và thiêng liêng về cuộc nguồn của dân tộc. Qua đó nhắc nhở chúng ta hãy luôn trân trọng, gìn giữ và phát triển những nét đẹp trong văn hóa, truyền thống của người Việt Nam.

Đoạn 1 Đất nước

Bài 2:

Đất Nước – Hai từ sao mà thân thương đến lạ, khiến lòng người không khỏi xao xuyến xúc động. Và đây cũng là niềm cảm hứng bất tận của thơ ca Việt Nam, mỗi nhà thơ sẽ có cho mình một cái nhìn riêng về Đất Nước. Nhiều tác giả miêu tả Đất Nước bằng những ngôn từ hoa mỹ, trang trọng nhưng Nguyễn Khoa Điềm lại chọn cho mình những từ ngữ bình dị, thân quen nhất. Bài thơ Đất Nước, đặc biệt là 9 câu thơ đầu của ông đã gợi cho người đọc một Đất Nước với những phong tục tập quán, nền văn hóa đẹp vô ngần.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể

Mở đầu bài thơ, tác giả khẳng định về thời gian hình thành của Đất Nước, gọi lên một cách giản dị mà thấm thía về cội nguồn xấu xa của Đất Nước. Đất Nước có trong những câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa”mẹ thường hay kể. Hình ảnh Đất Nước hiện lên vừa giản dị gần gũi vừa thiêng liêng sâu lắng, bởi lẽ nào gắn với thế giới tâm hồn của con người, được nuôi dưỡng từ thuở còn thơ bé. Chỉ với cụm từ “ngày xửa ngày xưa” đã mang về trong suy nghĩ của người đọc bao nhiêu kỷ niệm của thời ấu thơ.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lựa chọn 2 câu chuyện để khắc họa sâu sắc nhất hình ảnh Đất Nước. “Đất Nước bắt đầu” chính là câu để diễn tả sự hình thành của Đất Nước. Nó gắn liền với câu chuyện cổ tích Trầu Cau – ngợi ca về tình cảm vợ chồng và tình nghĩa anh em gắn bó sâu sắc. Bên cạnh đó, Đất Nước còn bắt đầu với “Miếng trầu là đầu câu chuyện” – một nét văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tác giả muốn gợi nhớ tới truyền thuyết “Thánh Gióng” đã nhổ bụi tre để đánh giặc Ân xâm lược. Câu chuyện ngợi ca về sức mạnh của tình yêu dân tộc, sự đoàn kéo cùng nhau đồng lòng chống giặc ngoại xâm. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy được sự trưởng thành của Đất Nước trong đau thương, thử thách. Những đức tính tốt đẹp ấy đã trở thành nét văn hóa đặc trưng cho người dân Việt Nam.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Rồi nhà thơ nhắc tới phong tục và đạo lý tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta, tục “búi tóc” của người Lạc Việt, sự chung thủy chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống gia đình đều khắc họa rõ nét trong từng câu từ của bài thơ.

“Cái kèo, cái cột thành tên

Gạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Đất Nước cũng gắn liền với những ngày còn sơ khai, dựng nhà bằng kèo cột chằng vào nhau để thêm phần chắc chắn. Tác giả muốn nói tới sự đoàn kết trong gia đình và xã hội, phải giúp đỡ lẫn nhau thì Đất Nước mới có thể phát triển thành công.

Còn có cả truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó của dân tộc. Để tạo ra được thành quả rất cần sự cố gắng, kiên trì. Đó cũng chính là những đức tính tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.

Mở bài bằng câu khẳng định “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” và rồi ở kết đoạn tác giả chốt lại “Đất Nước có từ ngày đó”. Đó là ngày mẹ kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, là lúc xuất hiện các phong tục tập quán (ăn trầu, búi tóc), khi dân mình biết trồng tre đánh giặc, biết buộc cột kèo để dựng nhà, biết lao động để tạo ra lương thực và của cải…

Với giọng thơ trữ tình, câu thơ dài ngắn đan xen nhau, Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được cảm xúc tự nhiên và phóng khoáng của mình. Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn thành công trong việc tạo chiều sâu cho ý thơ.

Đất Nước trong suy nghĩ của nhà thơ là những điều rất gần gũi, thân thuộc gắn liền với lối sống, phong tục tập quán, nếp nghĩ, văn hóa của con người. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà xa xôi, linh thiêng biết mấy. Là người con nước  Việt Nam, chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay.

Trên đây là dàn ý phân tích đoạn 1 Đất Nước và bài văn mẫu dành cho các bạn học sinh. Hy vọng sẽ giúp bạn hoàn thiện tốt bài làm và đạt được những điểm sốt cao nhất.

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment