Home BlogVăn học Tóm tắt Ông già và biển cả ngắn gọn, đầy đủ [3 BÀI MẪU]

Tóm tắt Ông già và biển cả ngắn gọn, đầy đủ [3 BÀI MẪU]

by Admin




Ông già và biển cả là một tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng của tác giả Hê-minh-uê. Câu chuyện kể về nghị lực sống của ông lão Xantiagô, đồng thời thể hiện những nghị lực của nhân dân lao động, họ sống vì ngày mai, vì tương lai tươi đẹp. Ngay bây giờ, mời bạn cùng Báo Song Ngữ tóm tắt Ông già và biển cả đều hiểu hơn về tác phẩm này nhé

Hướng dẫn tóm tắt tác phẩm Ông già và biển cả

Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm Ông già và biển cả

Thân bài

Tóm tắt những sự việc kiện chính diễn ra trong câu chuyện

Kết bài

Cảm nhận của em về tác phẩm.

Tóm tắt Ông già và biển cả

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả

Bài 1

“Ông già và biển cả” là một tác phẩm của nhà văn Hê-minh-uê xuất bản năm 1952 khi ấy tác giả đang sống ở Cuba. Câu chuyện lấy bối cảnh ở một làng chài tại La-ha-da-na, nhân vật chính là Xan-ti-a-gô được lấy từ mẫu thủy thủ Phu-en-téc trên con tàu của ông. Câu chuyện kể về chuyến đi đánh cá cuối cùng của Xan-ti-a-gô.

Xan-ti-a-gô là một “ông già” đánh cá người Cuba – 74 tuổi. Trong suốt 84 ngày liền ông không bắt được con cá nào, cả dân làng chài đều cho rằng ông quá đen đủi. Kể cả cậu bé Ma-no-lin thường xuyên câu cá cùng ông cũng bị cha mẹ không cho đi cùng ông nữa.

Đến ngày thứ 85, ông lão quyết định sẽ một mình ra khơi khi trời còn chưa sáng. Lão quyết định sẽ đi thật xa đến tận vùng Giếng Lớn. Đến khoảng trưa, có một con cá lớn cắn câu và kéo thuyền xuôi về hướng Tây Bắc.

Phải sang ngày thứ hai (ngày 86) con cá ấy mới nhảy lên, đây là một con cá kiếm cực lớn tới nỗi cả một đời đánh cá ông cũng chưa từng nhìn thấy. Con cá cắn câu đó lại lặn xuống kéo chiếc thuyền nhỏ của lão chạy về hướng Đông.

Đến ngày thứ 3, con cá chuyển hướng lượn vòng vòng quanh chiếc thuyền. Dù khá mệt mỏi và kiệt sức nhưng ông lão vẫn cố gắng để thu ngắn dây câu, rồi dùng hết sức lực đâm lao tới con cá. Con cá chết lão buộc nó vào mạn thuyền rồi đông về. Nhưng lão mới đi được một đoạn thì có sự cố xảy ra, một đàn cá mập kéo tới ăn con cá kiếm kia. Lão thức cả đêm, đem hết sức tàn chống lại lũ cá mập hung hăng kia. Vung chày, phóng dao rồi dùng cả mái chèo để đánh cá và ông cũng đã đuổi được chúng đi. Nhưng ông biết con cá kiếm cũng chỉ còn mỗi một bộ xương.

Sau khi đưa thuyền về đến cảng thì trời cũng đã khuya, lão mệt mỏi đi về nhà rồi ngả người xuống giường chìm vào giấc ngủ, trong mơ lão đã thấy những con sư tử.

Đoạn trích trong sách giáo khoa tập trung miêu tả cuộc chiến đấu căng thẳng giữa ông lão và con cá kiếm trong ngày thứ 3. Qua đó thể hiện trí tuệ, kinh nghiệm và sức mạnh của ông lão trong cuộc chiến không cân sức với “đối thủ” lớn nhất của cuộc đời mình.

Tóm tắt Ông già và biển cả

Bài 2

Xan-ti-a-gô là một ông người Cuba sống bằng nghề đánh cá, năm nay ông đã 74 tuổi. Trong suốt 84 ngày qua ông không hề câu được một con cá nào khiến nhiều người trong làng cho rằng vận rủi đang bám theo ông.

Tới ngày thứ 85 ông quyết định ra khơi, thực hiện chuyến đi câu ra giữa vùng biển rộng mênh mông, tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Ông buông câu từ sáng sớm nhưng đến mãi trưa chiếc phao câu của ông mới động đậy. Đây là một con cá to, khi mắc câu nó kéo theo cả thuyền của ông. Ông lão giữ câu, gò mình để kéo lại, một ngày một đêm như thế trôi qua. Bàn tay của ông lão đã bị dây câu cứa chảy máu mà vẫn chưa có gì vào bụng.

Mặc dù đói khát, mệt lả, tay trái chuột rút, chân tê dại nhưng ông lão đánh cá vẫn không chịu buông tay, ông lẩm bẩm: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Phải sang đến ngày thứ 3 cả người và cá đều đã đuối dần thì lúc này ông lão đã dùng lao để đâm chết cá. Sau đó ông buộc con cá vào mạn thuyền, lòng hân hoan vui sướng trở về bến. Con cá lần này là cá kiếm có kích thước rất lớn, dài hơn thuyền câu của lão 7 tấc, ước chừng phải nặng từ 6 – 7 tấn vậy mà lão cũng có thể giết được nó.

Trong màn đêm trên biển, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu của lão để ăn thịt con cá kiếm kia. Lão dùng tất cả vật dụng trên thuyền để đuổi chúng đi, kể cả chiếc mái chèo cũng mang ra để đạp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Cuối cùng lão đuổi được đàn cá mập nhưng con cá kiếm cũng chẳng còn gì ngoài bộ xương trắng và cái đầu.

Ông trở về bờ, đưa thuyền vào cảng rồi trở về lều của mình, ông nằm vật xuống giường và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Trong mơ ông thấy những con sư tử cùng nhiệt huyết những ngày còn trẻ của mình. Sáng hôm sau, cậu bé Ma-nô-lin chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

Bài 3

Tôi là Xan-ti-a-gô năm nay 74 tuổi, sống bằng nghề câu cá tại làng chài nhỏ La-ha-da-na, quanh năm gắn bó với biển cả. Đã 84 ngày rồi tôi chẳng câu nổi một con cá nào, bị mọi người trong làng cười và cho rằng vận đen sẽ tiếp tục đeo bám tôi. Ngày thứ 85 tôi quyết định chèo thuyền tới vùng Giếng Lớn, nơi đây có rất nhiều cá chắc chắn tôi sẽ câu được con cá lớn mang về.

Tôi bắt đầu di chuyển từ khi trời còn chưa sáng, tới nơi tôi buông câu và ngồi chờ kết quả. Nhưng phải đến non trưa chiếc cần câu của tôi mới có động tĩnh, đây có lẽ là một con cá lớn. Cá căn câu nó kéo chiếc thuyền xuôi về hướng Tây Bắc. Tôi vật lộn với nó một buổi chiều và một đêm, tới lúc cả 2 cùng đuối sức tôi nhân cơ hội đó phóng lao về phía con cá kiếm to lớn kia, nó đã chết tôi vui mừng buộc nó vào mạn thuyền để mang chiến lợi phẩm trở về.

Tưởng chừng như lần này sẽ có thu hoạch lớn khi về bờ nhưng biển cả mênh mông chẳng thể lường trước điều gì. Một đàn cá mập hưng dữ đã đánh hơi thấy con cá kiếm của ôi. Chúng đồng loạt tấn công chiếc thuyền để ăn thịt con cá, dù đã mệt lả vì đói nhưng tôi vẫn dùng hết sức lực của mình để đánh đuổi lũ cá mập, thập chí cả chiếc mái chèo tôi cũng lấy để chiến đấu. Cuối cùng đàn cá cũng chịu bỏ đi nhưng con cá kiếm của tôi cũng chỉ còn lại bộ xương.

Vậy là 3 ngày lênh đênh trên biển tôi vẫn đi về tay không, khi thuyền cập bến tôi trở về lều và nằm xuống giường nghỉ ngơi. Sự mệt mỏi khiến tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, trong mơ tôi nhìn thấy những con sư tử cùng nhiệt huyết những ngày còn trẻ của mình.

Trên đây là 3 bài tóm tắt Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê, mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn. Thường xuyên ghé Báo Song Ngữ để cập nhập những kiến thức bổ ích để phục vụ cho việc học của mình nhé.

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment